Bước vào thế kỉ 21, hàng loạt các thiết bị điện tử thông minh lần lượt ra đời, nhằm phục vụ và nâng cao đời sống của người dân, giúp chúng ta sống văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Cổng tự động ra đời như một giải pháp hữu ích, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người sử dụng, cũng như đem lại độ an toàn cao cho ngôi nhà thân yêu. Để tìm hiểu chi tiết về các sản phẩm cổng tự động phổ biến hiện nay, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cổng tự động là gì?
Cổng tự động, hay còn được gọi là motor tự động, là hệ thống đóng mở cổng sử dụng điện mà không cần dùng tay hay sức người để tác động lên cánh cổng.
Cổng tự động vận hành bằng mô tơ được thiết kế chuyên biệt, được điều khiển thông qua remote từ xa nhờ bảng mạch điều khiển trung tâm.
Ngày nay cổng tự động ngày càng được ưa chuộng sử dụng trong các gia đình, bởi những tiện nghi mà nó đem lại, phù hợp với cuộc sống hiện đại thời 4.0 khi mà tự động hóa lên ngôi.
Cổng tự động có bao nhiêu loại?
Người ta thường phân biệt các loại cổng tự động dựa vào motor thiết bị. Mỗi loại motor phù hợp với những loại cổng khác nhau.
Hiện tại trên thị trường có 3 loại cổng tự động, đó là: Cổng tự động âm sàn, Cổng trượt / cổng lùa tự động và cổng tự động tay đòn.
1. Cổng tự động âm sàn
Cổng âm sàn là dòng cổng điều khiển từ xa bằng remote, công tắc hoặc smartphone, sử dụng động cơ đặt trong hộp đế bằng thép sơn tĩnh điện hoặc bằng inox 304, chôn âm dưới đất, dưới chân 2 bản lề cổng, dùng cho cổng 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh hay thậm chí là 6 cánh.
1.1. Ưu điểm của cổng tự động âm sàn:
– Đảm bảo tính thẩm mỹ
Nếu bạn đang muốn lắp cổng tự động mà còn ngần ngại vì nó ảnh hưởng tới thẩm mỹ cánh cổng hay không gian nhà thì cổng âm sàn chính là lựa chọn hoàn hảo. Bởi cấu tạo chôn âm, thiết bị gần như là “vô hình” sau khi lắp đặt xong. Vì vậy mang tính thẩm mỹ cao, không ảnh hưởng tới mỹ quan và kết cấu công trình.
– An toàn hơn
Mô tơ âm sàn chôn âm dưới đất không chỉ thẩm mỹ hơn mà cũng đem lại mức độ bảo mật cao hơn bởi động cơ gần như là “vô hình”, khuất tầm nhìn, làm giảm khả năng kẻ gian xâm nhập trái phép.
– Góc mở cánh cổng rộng
Thông thường, góc mở tối đa của cổng mở xoay khi lắp thiết bị tự động dao động trong khoảng 110-140 độ. Tuy nhiên khi lắp mô tơ âm sàn, cổng có thể đạt góc mở đối đa là 180 độ. Nhiều khách hàng rất ưa chuộng việc mở góc rộng như vậy bởi họ có thể tận dụng tối da diện tích sân (đối với cổng mở vào trong) hay diện tích vỉa hè (đối với cổng mở ra ngoài), giúp dễ dàng cua xe ra vào, v.v
1.2. Nhược điểm của cổng tự động âm sàn:
– Giá thành cao
So với cổng tay đòn, giá thành cổng âm sàn cao gấp 1.5-2 lần. Tuy nhiên bù lại, khách hàng sở hữu sản phẩm thẩm mỹ, an toàn, tiện nghi.
– Không lắp đặt ở những nơi đất trũng, thường xuyên ngập lụt
Bởi đặc tính mô tơ chôn âm dưới đất, không nên lắp cổng âm sàn ở những nơi ngập lụt trên 1 ngày. Việc ngâm thiết bị liên tục dưới nước ảnh hưởng tới chất lượng và độ bền của động cơ.
1.3. Giá 1 bộ motor cổng âm sàn là bao nhiêu?
Cổng âm sàn là loại thiết bị mà nhiều khách hàng ưa chuộng bởi nó không chỉ tiện nghi mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Chính vì vậy, giá thành bộ thiết bị tự động âm sàn cũng cao hơn các loại thiết bị còn lại. Với chi phí khoảng từ 33 triệu đồng – 45 triệu đồng, khách hàng có thể sở hữu ngay 1 bộ thiết bị tự động âm sàn tiêu chuẩn, nhập khẩu chính hãng từ Ý.
2. Cổng tự động tay đòn
Cổng tay đòn là dòng cổng điều khiển từ xa bằng remote, công tắc hoặc smartphone, sử dụng động cơ gắn nổi, một đầu gá vào trụ cổng, đầu kia gá vào cánh cổng, dùng cho cổng 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh hay thậm chí là 6 cánh.
2.1. Ưu điểm cổng tự động tay đòn
– Giá thành hợp lí
So với cổng âm sàn trong cùng phân khúc mô tơ cho cổng mở xoay, cổng tay đòn có giá thành vô cùng hợp lí, mà vẫn đảm bảo đầy đủ tính năng, sự tiện nghi và độ bảo mật
– Lắp đặt đơn giản, thi công dễ dàng trong ngày, phù hợp với những gia đình đã có cổng sẵn, không muốn đào bới
– Công tác bảo trì, sửa chữa thuận tiện
2.2. Nhược điểm cổng tự động tay đòn
– Tính thẩm mỹ
Ngược lại với mô tơ âm sàn, mô tơ tay đòn gắn nổi trên cánh cổng, vì vậy ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả bộ cổng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn thiết bị có màu trùng hoặc tương tự với cánh cổng thì nhược điểm này không thành vấn đề.
– Góc mở
Góc mở tối đa của cổng tay đòn chỉ lên đến 140 độ, không ép sát vào tường được
2.3. Giá 1 bộ cổng tự động tay đòn là bao nhiêu?
Cổng tay đòn là dòng sản phẩm vô cùng phù hợp với các gia đình không muốn cải tạo cổng mà chỉ lắp đặt luôn trên cổng đã có sẵn.
Vì vậy, đây là sự lựa chọn của nhiều khách hàng bởi sự tiện lợi khi lắp đặt, bảo hành mà giá thành lại hợp lí. Chỉ với khoảng 20 triệu đồng, khách hàng đã sở hữu ngay bộ thiết bị tự động tay đòn tiêu chuẩn, nhập khẩu nguyên hộp từ Ý.
3. Cổng trượt tự động
Cổng trượt tự động hay còn gọi là cổng lùa tự động là dòng cổng điều khiển từ xa bằng remote, công tắc hoặc smartphone; sử dụng động cơ đặt nổi, liên kết với cánh cổng bằng thanh răng thép.
Các ứng dụng của cổng trượt tự động gồm cổng trượt tự động 1 cánh, cổng trượt tự động 2 cánh về 2 bên, cổng trượt tự động 2 cánh về 1 bên, cổng trượt cong.
3.1. Ưu điểm cổng trượt tự động
– Giá thành rẻ, hợp lí
Trong số các loại mô tơ tự động, mô tơ dùng cho cổng trượt / cổng lùa có giá thành rẻ nhất, phù hợp với ngân sách của nhiều gia đình. Với những loại cổng trượt dân dụng bằng sắt hay inox đơn giản, bạn chỉ cần bỏ ra khoản chi phí khoảng 15 triệu đồng để sở hữu bộ thiết bị tự động King Gates, xuất xứ từ Ý với đầy đủ tiện nghi.
– Tiết kiệm diện tích
Khi sử dụng cổng lùa, bạn có thể tận dụng toàn bộ diện tích sân trong nhà lẫn diện tích ngoài vỉa hè bởi cổng lùa sang bên cạnh. Do đó, góc cua xe trở nên dễ dàng hơn. Vì lí do này, cổng lùa / cổng trượt tự động thường được sử dụng cho các nhà xưởng, xí nghiệp.
- Lắp đặt đơn giản, thi công dễ dàng trong ngày
- An toàn khi sử dụng
Khi dùng cổng lùa tự động, khách hàng nên sử dụng kèm bộ cảm biến mắt thần giúp phát hiện vật cản trong quá trình cổng đóng. Nhờ vậy mà cổng có thể tự động dừng lại và đảo chiều mà chưa chạm với vật cản, giúp giảm thiểu tối đa sự cố khi xe ra vào hay trẻ con chạy qua, v.v
3.2. Nhược điểm cổng trượt tự động
Vệ sinh ray dẫn hướng
Đối với những loại cổng trượt tự động không có mái che hoặc mái che quá cao, phần ray dẫn hướng để cổng hoạt động sẽ phải lắp ở dưới đất. Để cổng chạy trơn tru theo thời gian thì cần thường xuyên vệ sinh đường ray này, tránh tình trạng cổng bị kẹt khi đang chạy.
3.3. Giá 1 bộ motor cổng trượt tự động là bao nhiêu?
Cổng trượt tự động là dòng sản phẩm đóng mở cổng tự động với giá thành hợp lí nhất, phù hợp với ngân sách của nhiều gia đình.
Để sở hữu một bộ thiết bị trượt ngang tự động tiêu chuẩn, khách hàng chỉ cần bỏ ra chi phí chỉ từ 15 triệu đồng, một mức giá vô cùng đáng đầu tư để hưởng thụ sự tiện nghi.
Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Quảng Bình, lap dat cong tu dong cua tu dong tai quang binh, Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Đồng Hới, lap dat cong tu dong cua tu dong tai dong hoi, Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Quảng Ninh, lap dat cong tu dong cua tu dong tai quang ninh, Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Lệ Thủy, lap dat cong tu dong cua tu dong tai le thuy,Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Bố Trạch, lap dat cong tu dong cua tu dong tai bo trach, Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Ba Đồn, lap dat cong tu dong cua tu dong tai ba don, Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Quảng Trạch, lap dat cong tu dong cua tu dong tai Quảng Trạch, Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Minh Hóa, lap dat cong tu dong cua tu dong tai minh hoa, Lắp đặt cổng tự động cửa tự động tại Tuyên Hóa, lap dat cong tu dong cua tu dong tai tuyen hoa,